Thì tương lai tiếp diễn là một phần quan trọng của ngữ pháp tiếng Anh mà bạn không thể bỏ qua. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ cấu trúc và cách sử dụng của thì tương lai tiếp diễn thông qua các ví dụ gần gũi và bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Cùng FLYER khám phá thì tương lai tiếp diễn trong tiếng Anh nhé!
1. Khái niệm thì tương lai tiếp diễn
Thì tương lai tiếp diễn (Future Continuous Tense) được sử dụng để mô tả và nhấn mạnh vào sự liên tục của một hành động đang diễn ra tại một thời điểm xác định trong tương lai.
Ví dụ:
- They will be watching a movie at 8 p.m tonight.
(Họ sẽ đang xem phim vào lúc 8 giờ tối nay.)
=> Câu sử dụng thì tương lai tiếp diễn “will be watching” để nhấn mạnh sự liên tục của hành động – xem phim. Thời điểm cụ thể là “8 p.m tonight” (8 giờ tối nay). Cấu trúc này diễn đạt việc họ sẽ đang xem phim vào thời điểm xác định trong tương lai là 8 giờ tối nay.
2. Công thức thì tương lai tiếp diễn
2.1. Thể khẳng định
Dưới đây là cách hình thành câu khẳng định trong thì tương lai tiếp diễn:
S + will + be + V-ing
Giải thích công thức:
- S (subject): Chủ ngữ – người hoặc vật thực hiện hành động.
- Will: Trợ động từ.
- Be: Động từ “to be” ở dạng nguyên mẫu.
- V-ing: Động từ ở dạng nguyên thể kèm theo “ing” đại diện cho hành động đang diễn ra.
Ví dụ:
- They will be traveling to Paris from next week.
(Họ sẽ đi du lịch tới Paris từ tuần tới.)
- He will be playing football with his friends at 5 p.m today.
(Anh ấy sẽ đang chơi bóng đá với bạn bè vào 5 giờ chiều nay.)
2.2. Thể phủ định
Để hình thành thể phủ định của thì tương lai tiếp diễn, bạn thêm “not” sau trợ động từ “will”:
S + will not/ won’t + be + V-ing
Ví dụ:
- She will not be working on the project at 3 p.m tomorrow.
(Cô ấy sẽ đang không làm việc cho dự án vào lúc 3 giờ chiều ngày mai.)
- They won’t be attending the party when we arrive.
(Họ sẽ đang không tham gia bữa tiệc khi chúng tôi đến.)
2.3. Thể nghi vấn
Để tạo câu nghi vấn trong thì tương lai tiếp diễn, bạn đảo trợ động từ “will” lên trước chủ ngữ:
Will + S + be + V-ing?
Cách trả lời:
- Yes, S + will.
- No, S + won’t.
Ví dụ:
- A: Will your brother be cooking dinner at this time tomorrow?
(Em trai của bạn sẽ nấu bữa tối vào giờ này ngày mai chứ?)
B: Yes, he will.
(Có, anh ấy sẽ làm.)
- A: Will she be practicing piano when her parents come home later?
(Cô ấy có sẽ đang tập piano khi bố mẹ cô ấy về nhà muộn không?)
B: No, she won’t.
(Không, cô ấy sẽ không.)
3. Cách sử dụng thì tương lai tiếp diễn
Dưới đây là một số cách dùng thông dụng của thì tương lai tiếp diễn:
Cách dùng | Ví dụ |
Diễn đạt về hành động hay sự việc sẽ diễn ra tại một thời điểm hay trong một khoảng thời gian xác định trong tương lai. |
(Tuần sau vào thời điểm này, cô ấy sẽ đang tắm nắng trên bãi biển.) => Nhấn mạnh hành động “tắm nắng trên bãi biển” sẽ đang diễn ra tại một thời điểm chính xác trong tương lai là “tuần sau vào thời điểm này.”
(Ngày mai vào buổi trưa, họ sẽ đang tổ chức kỷ niệm kết hôn tại một nhà hàng sang trọng.) => Nhấn mạnh hành động “tổ chức kỷ niệm kết hôn” sẽ đang diễn ra vào một thời điểm chính xác trong tương lai là “ngày mai vào buổi trưa.” |
Mô tả một hành động/ sự việc đang xảy ra tại một khoảng thời gian trong tương lai thì có một hành động/ sự việc khác xen vào. |
(Tôi sẽ đang học ở thư viện khi bạn đến.) => Hành động “bạn đến” xen ngang vào hành động “học ở thư viện” đang diễn ra của tôi. Cả hai hành động đều xảy ra trong tương lai.
(Khi tàu đến ga, Sarah sẽ đang đọc một cuốn sách.) => Hành động “tàu đến ga” xen vào hành động “đọc một cuốn sách” đang diễn ra của Sarah. Cả hai sự kiện diễn ra trong tương lai. |
Nhấn mạnh vào hành động sẽ xảy ra và kéo dài liên tục trong tương lai. |
(Cô ấy sẽ đang làm việc cho dự án của mình khi bạn bè cô đang đi du lịch nước ngoài.) => Hành động “làm việc cho dự án” sẽ được diễn ra và kéo dài liên tục suốt khoảng thời gian “bạn bè đi du lịch nước ngoài”.
(Tháng sau là sinh nhật của tôi, tôi sẽ tổ chức và ăn mừng cùng bạn bè suốt cả cuối tuần.) => Hành động “tổ chức và ăn mừng cùng bạn bè” sẽ kéo dài liên tục trong tương lai (suốt cả cuối tuần). |
Diễn tả một sự kiện dự kiến sẽ diễn ra trong tương lai và đã được lên kế hoạch trước đó. |
(Hội thảo sẽ bắt đầu vào 2 giờ chiều thứ Hai tới.) => Sự kiện “hội thảo bắt đầu” đã được lên kế hoạch và dự định trước đó. |
Sử dụng trong câu hỏi lịch sự về dự định tương lai. |
(Anh/chị có dự định tham gia hội nghị vào tháng sau không?) |
Kết hợp với “still” để chỉ những hành động hiện tại và dự kiến sẽ tiếp tục trong tương lai. |
(Tháng sau, cô ấy vẫn sẽ đang làm việc cho dự án nghiên cứu của mình.) |
Nhấn mạnh sự xảy ra của hai hành động trong tương lai cùng một lúc. |
(Vào lúc 8 giờ sáng Thứ Hai tuần sau, anh ấy sẽ đang trình bày báo cáo tại cuộc họp trong khi cô ấy sẽ đang đàm phán một hợp đồng mới.) => Sự kiện “trình bày báo cáo” và “đàm phán hợp đồng mới” sẽ xảy ra đồng thời. |
Ví dụ thực tế về cách sử dụng thì tương lai tiếp diễn
4. Dấu hiệu nhận biết đầy đủ của thì tương lai tiếp diễn
Dấu hiệu nhận biết rất quan trọng, đặc biệt là trong các bài thi, giúp bạn xác định chính xác thì tương lai tiếp diễn và làm bài một cách hiệu quả. Thì tương lai tiếp diễn thường xuất hiện khi câu có các cụm từ sau:
Dấu hiệu nhận biết | Ví dụ |
At this/ that + time/ moment + mốc thời gian trong tương lai |
(Vào thời điểm này trong tháng tới, bạn bè của bạn sẽ đang đi du lịch đến đâu?) |
At + giờ + mốc thời gian trong tương lai |
(Vào 3 giờ chiều ngày mai, Sarah sẽ đang chơi tennis.) |
When + mệnh đề chia ở thì hiện tại đơn |
(Tôi sẽ đang nấu bữa tối khi gia đình tôi về nhà.) |
Các từ nhận biết khác: in the future, next week, next year, next time, soon,… |
(Năm sau, anh ấy sẽ đang du học.)
(Lần gặp tới, mình sẽ đang học một ngôn ngữ mới.) |
Khi sử dụng các động từ như “expect” hay “guess,” câu thường được xây dựng ở thì tương lai tiếp diễn. |
(Tôi đoán họ sẽ xem phim khi chúng tôi về nhà tối nay.) |
5. Những lưu ý khi sử dụng thì tương lai tiếp diễn trong tiếng Anh
5.1. Mệnh đề thời gian
Nguyên tắc chung là các thì tương lai không được sử dụng trong mệnh đề thời gian. Mệnh đề thời gian là mệnh đề bắt đầu bằng liên từ chỉ thời gian như: when (khi), while (trong khi), after (sau khi), before (trước khi), as soon as (ngay sau khi), till, until (cho đến khi),… Trong trường hợp này, thì tương lai tiếp diễn sẽ được thay thế bằng thì hiện tại tiếp diễn.
Ví dụ:
- While I am studying to prepare for the exam, my younger brother is going to buy food.
(Trong khi tôi đang học bài để chuẩn bị cho kỳ thi thì em trai tôi đi mua đồ ăn.)
5.2. Các từ không sử dụng thì tương lai tiếp diễn
Những động từ sau không chia ở các thì tiếp diễn nói chung và thì tương lai tiếp diễn nói riêng:
Nhóm động từ không dùng được ở thì tương lai tiếp diễn | Ví dụ các động từ |
---|---|
Nhóm động từ giác quan | feel (cảm nhận), hear (nghe), see (nhìn), smell (ngửi), taste (nếm), touch (chạm vào),… |
Nhóm động từ chỉ tình trạng | fit (vừa), seem (dường như), mean (có nghĩa là), suit (phù hợp),… |
Nhóm động từ chỉ sở hữu | belong (thuộc về), have (có), possess (sở hữu), contain (chứa),… |
Nhóm động từ sở thích | hate (ghét), hope (hy vọng), like (thích), love (yêu), regret (hối tiếc), wish (ước),… |
Nhóm động từ tri thức | believe (tin vào), know (biết), think (nghĩ), understand (hiểu),… |
5.3. Câu bị động của thì tương lai tiếp diễn
Cấu trúc câu bị động của thì tương lai tiếp diễn là cấu trúc dễ gặp trong các bài thi tiếng Anh. Cùng FLYER tìm hiểu cấu trúc này nhé:
S + will + be + being + V3 + (by + O)
Chú thích:
- V3 (Past participle form): Dạng quá khứ phân từ.
- O (Object): Tân ngữ.
Ví dụ:
Câu chủ động:
- At 9:30 a.m tomorrow, Lisa will be painting the fence.
(Vào lúc 9h30 sáng mai, Lisa sẽ sơn hàng rào.)
Câu bị động:
- At 9:30 a.m tomorrow, the fence will be being painted by Lisa.
(Vào lúc 9h30 sáng mai, hàng rào sẽ được Lisa sơn.)
6. Phân biệt thì tương lai tiếp diễn với tương lai gần và tương lai đơn
Hiểu rõ sự khác biệt giữa thì tương lai tiếp diễn, tương lai gần và tương lai đơn giúp người học sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và chính xác khi mô tả các sự kiện trong tương lai. Dưới đây là những điểm khác biệt cơ bản giữa ba thì này:
Yếu tố | Thì tương lai tiếp diễn | Thì tương lai gần | Thì tương lai đơn |
Cấu trúc | Khẳng định: S + will be + V-ing Phủ định: S + will not/won’t + be + V-ing Nghi vấn: Will + S + be + V-ing? | Khẳng định: S + is/am/are + going to + V1 Phủ định: S + is/am/are + not + going to + V1 Nghi vấn: Is/am/are + S + going to + V1? Chú thích:
| Khẳng định: S + will + V1 Phủ định: S + will not/won’t + V1 Nghi vấn: Will + S + V1? |
Cách dùng |
|
|
|
Dấu hiệu nhận biết |
In the future (trong tương lai), Next week (tuần tới), Next year (năm tới), Next time (thời gian tới), Soon (sớm, chẳng bao lâu nữa),… | Trạng từ chỉ thời gian ở tương lai kết hợp với các căn cứ hoặc dẫn chứng cụ thể:
|
Tomorrow (ngày mai), Next day/ week/ month/ year (ngày/tuần/tháng/năm tới), In + khoảng thời gian (trong khoảng thời gian),…
|
Ví dụ | Lisa will be preparing dinner when her guests arrive at this time tomorrow. (Lisa sẽ đang chuẩn bị bữa tối khi khách của cô ấy đến vào giờ này ngày mai.) | My friends have recently booked tickets to Paris. They are going to explore the city during their vacation. (Bạn bè của tôi vừa đặt vé đi Paris. Họ dự định sẽ khám phá thành phố này trong kỳ nghỉ của họ.) | My brother won’t follow any of the instructions our teacher gives. (Anh trai tôi sẽ không tuân thủ bất kỳ hướng dẫn nào mà giáo viên của chúng tôi đưa ra.) |
7. Bài tập thì tương lai tiếp diễn
8. Tổng kết
Thông qua bài viết này, bạn đã được trang bị những kiến thức vững chắc về thì tương lai tiếp diễn. Bằng ví dụ thực tế và bài tập thực hành, bạn có cơ hội áp dụng ngay lập tức những kiến thức đã học vào trong giao tiếp hàng ngày. Hãy tiếp tục hành trình học tập và khám phá những điều mới mẻ trong thế giới phong phú của tiếng Anh cùng FLYER nhé!