Bài thi TOEFL Junior từ lâu đã trở thành thước đo chuẩn xác cho năng lực sử dụng tiếng Anh của học sinh bậc trung học cơ sở. Kết quả thi được công nhận cả trong và ngoài nước, giúp học sinh có lợi thế hơn trong quá trình xét tuyển vào THPT hoặc du học nước ngoài. Để hỗ trợ bạn “chinh phục” kỳ thi này, FLYER sẽ tổng hợp đầy đủ ngữ pháp TOEFL Junior cũng như những tips học hiệu quả. Mời bạn cùng khám phá!
1. Ngữ pháp TOEFL Junior về các thì trong tiếng Anh
Ở bất cứ kỳ thi tiếng Anh nào, ngữ pháp về các thì luôn là kiến thức quan trọng và cần được ưu tiên hàng đầu. Để đạt được điểm tốt trong bài thi, việc nắm vững thì quá khứ đơn, hiện tại đơn, tương lai đơn là cực kỳ cần thiết. Sau đây là tổng hợp cấu trúc, cách sử dụng và dấu hiệu nhận biết của các thì thường gặp trong chuyên mục ngữ pháp TOEFL Junior.
1.1. Thì hiện tại đơn
Thì hiện tại đơn được sử dụng khi muốn diễn tả:
- Hành động mang tính thường xuyên.
- Hành động theo thói quen.
- Những hành động lặp đi lặp lại thường xuyên, tuân theo quy luật hoặc diễn đạt sự thật và chân lý tự nhiên.
1.1.1. Cấu trúc với động từ “to be”
Thể | Cấu trúc | Ví dụ |
---|---|---|
Khẳng định | S + am/ is/ are + N/Adj | I am a student. Tôi là học sinh. |
Phủ định | S + am/ is/ are + not + N/ Adj | She is not sad. Cô ấy không buồn. |
Nghi vấn | Am/ is/ are (not) + S + N/ Adj? – Yes, S + am/ is/ are. – No, S + am not/ isn’t/ aren’t. WH-word + Am/ is/ are (not) + S + N/ Adj? | Are you my friend? Bạn có phải là bạn của tôi không? Yes, I am. Có, tôi là bạn của bạn. Who is the shortest in the class? Ai là người thấp nhất ở lớp? |
Chú thích:
- S (Subject): Chủ ngữ
- N (Noun): Danh từ
- Adj (Adjective): Tính từ
- Wh-word: Các từ để hỏi bắt đầu với Wh, How
1.1.2. Cấu trúc với động từ thường
Dạng | Cấu trúc | Ví dụ |
---|---|---|
Khẳng định | S + V(s/es) + O | I always drink coffee every morning. Tôi luôn luôn uống cà phê vào mỗi buổi sáng. |
Phủ định | S + do/ does + not + V (inf) + O | She does not have a car. Cô ấy không có ô tô. |
Nghi vấn | Do/ Does (not) + S + V(inf) + O? – Yes, S + do/ does. – No, S + don’t/ doesn’t. WH-word + do/does (not) + S + V (inf)? | Do you go to school by bike? Bạn đi học bằng xe đạp à? What does she speak? – She speaks Vietnamese. Cô ấy nói tiếng gì vậy? – Cô ấy nói tiếng Việt. |
1.2. Thì hiện tại tiếp diễn
Thì hiện tại tiếp diễn được dùng để diễn tả:
- Sự kiện hoặc hành động đang diễn ra ngay tại thời điểm nói.
- Hành động hoặc sự việc vẫn đang tiếp diễn và chưa kết thúc vào thời điểm nói.
- Những hành động lặp đi lặp lại nhiều lần, gây khó chịu cho người nói.
- Mô tả một sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, có sự phát triển.
- Kế hoạch diễn ra trong tương lai gần.
Dạng | Cấu trúc | Ví dụ |
---|---|---|
Khẳng định | S + am/is/are + V-ing + O | She is watching a movie. Cô ấy đang xem phim. |
Phủ định | S + am/is/are + not + V-ing + O | We are taking some pictures now. Chúng tôi đang chụp một vài bức ảnh. |
Nghi vấn | Am/Is/Are + S + V-ing + O? – Yes, S + am/ is/ are. – No, S + am not/ isn’t/ aren’t. | Is he going to work now? Anh ấy đang đi làm phải không? Yes, he is. Đúng vậy, anh ấy đang đi làm. |
Chú thích:
- S (Subject): Chủ ngữ
- V-ing (Verb-ing): Động từ thêm đuôi ing.
Dấu hiệu nhận biết | Ví dụ |
---|---|
Trạng từ chỉ thời gian | now (bây giờ) right now (ngay bây giờ) at the moment (ngay lúc này) at present (hiện tại) It’s + giờ cụ thể + now |
Câu mệnh lệnh | Look!/ Watch! (Nhìn kìa) Listen! (Nghe này!) Keep silent! (Hãy giữ im lặng!) Watch out! = Look out! (Coi chừng!) |
1.3. Thì quá khứ đơn
Thì quá khứ đơn dùng để diễn tả:
- Các sự kiện đã kết thúc ở quá khứ.
- Hành động đã kết thúc tại thời điểm nói.
- Một chuỗi những hành động đã xảy ra ở trong quá khứ.
- Một hành động thường lặp lại trong quá khứ và hiện tại đã không còn xảy ra nữa.
- Một hành động xen vào một hành động khác đang diễn ra ở trong quá khứ.
- Kể lại một sự kiện lịch sử.
Bảng cấu trúc và ví dụ của thì quá khứ đơn:
Dạng | Cấu trúc | Ví dụ |
---|---|---|
Khẳng định | S + V-ed/2 + O | They went to Hanoi last week. Họ đã đến Hà Nội vào tuần trước. |
Phủ định | S + did + not + V + O | He did not study yesterday. Anh ấy đã không học vào ngày hôm qua. |
Nghi vấn | Did + S + V + O? – Yes, S + did. – No, S + didn’t. | Did you go to the party? Bạn đã tham gia buổi tiệc à? Yes, I did. Đúng vậy, tôi đã tham gia buổi tiệc. |
Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ đơn
Dấu hiệu nhận biết | Ví dụ |
---|---|
Yesterday | He had a headache yesterday. Anh ấy bị đau đầu vào ngày hôm qua. |
Ago | She finished her homework an hour ago. Cô ấy đã hoàn thành bài tập về nhà cách đây một giờ trước. |
last (week, year, month) | I flew to Japan last week. Tôi bay đến Nhật Bản vào tuần trước. |
in the past | In the past, I lived in that house. Ngày xưa, tôi đã từng sống trong căn nhà đó. |
the day before | I finished my homework the day before the test. Tôi hoàn thành bài tập về nhà trước ngày diễn ra kiểm tra. |
today, this morning, this afternoon,… | This afternoon, he took a nap. Anh ấy đã ngủ trưa hôm nay. |
1.4. Thì tương lai đơn
Thì tương lai đơn được sử dụng để diễn tả:
- Quyết định được nêu ngay tại thời điểm diễn ra.
- Một lời hứa chắc chắn.
- Một lời mời, lời hứa hẹn tương lai hoặc lời đề nghị.
- Một dự đoán không chắc chắn.
- Lời đe dọa, cảnh báo.
Dạng | Cấu trúc | Ví dụ |
---|---|---|
Khẳng định | S + will + V + O | I will go to the beach tomorrow. Tôi sẽ đi đến bãi biển vào ngày mai. |
Phủ định | S + will + not + V + O | I will not travel to London next month. Tôi sẽ không đi du lịch London vào tháng sau. |
Nghi vấn | Will + S + V + O?Yes, S + will.No, S + will not (won’t). | Will you visit the aquarium next week? Tuần sau bạn sẽ đi tham quan thủy cung chứ? No, I won’t. Không, tôi không đi được. |
Chú thích:
- O(Object): Tân ngữ
Dấu hiệu nhận biết thì tương lai đơn:
Dấu hiệu nhận biết | Ví dụ |
---|---|
“in” + time: Trong … nữa | I will be free in 2 hours. Tôi sẽ rảnh trong 2 giờ tiếp theo. |
Next day/ week/ month/ year: Ngày hôm sau, tuần sau, tháng sau, năm sau. | Some friends will come to stay with us next month. Một số người bạn sẽ tới ở với chúng tôi tháng sau. |
Tomorrow: Ngày mai | She will pass the exam tomorrow. Cô ấy sẽ làm được bài kiểm tra ngày mai. |
Maybe, Perhaps, Probably, Supposedly,…: Có lẽ, có thể, được cho là,… | Perhaps we will have a picnic in the park. Có thể chúng ta sẽ có một buổi dã ngoại ở công viên. |
Believe, suppose, think: Tin tưởng là, cho là, nghĩ rằng,… | We suppose they will have a picnic on Sunday. Chúng tôi cho rằng họ sẽ có một cuộc dã ngoại vào ngày chủ nhật. |
2. Từ loại
Để có thể làm tốt bài thi TOEFL Junior, học sinh cần nắm vững cách dùng và vị trí của các từ loại. Dưới đây, FLYER sẽ giới thiệu cụ thể và kèm ví dụ minh họa cho mỗi từ loại để giúp các bạn học sinh có cái nhìn tổng quan nhất.
2.1. Danh từ
- Khái niệm: Danh từ (Noun) là từ được sử dụng để đặt tên, xác định một người, vật, sự kiện hoặc ý tưởng nào đó.
- Cách nhận biết: Nhiều danh từ có hậu tố là -tion, -ment, -ness, -ity, -er, -or, ce.
- Vị trí trong câu:
Vị trí | Ví dụ |
---|---|
Đứng ở đầu câu, đóng vai trò làm chủ ngữ. | The beach is my favorite place. Bãi biển là nơi tôi thích nhất. |
Đứng sau động từ “to be” | My sister and I are students at the same school. Chị gái và tôi là học sinh ở cùng một trường. |
Đứng sau tính từ | She has a beautiful garden. Cô ấy có một khu vườn đẹp. |
Đứng sau giới từ (in, on, at, for,…) | The cat is in the box. Con mèo đang ở trong hộp. |
Đứng sau mạo từ (a, an, the), từ chỉ số lượng (some, many, any), tính từ chỉ định (this, that, these, those) | I have some friends coming over for dinner tonight. Tôi có một số bạn sẽ đến ăn tối tối nay. |
Đứng sau động từ, làm tân ngữ | He reads a newspaper every morning. Anh ấy đọc một tờ báo mỗi sáng. |
Tìm hiểu về danh từ qua video
2.2. Động từ
- Khái niệm: Động từ (Verb) là từ dùng để thể hiện hành động, trạng thái hoặc sự thay đổi.
- Vị trí trong câu:
Vị trí trong câu | Ví dụ |
---|---|
Động từ đứng sau chủ ngữ | The chef cooked a delicious meal for the guests. Đầu bếp đã nấu một bữa ăn ngon cho các khách mời. |
Động từ đứng sau trạng từ chỉ tần suất | She always goes to the gym on Mondays. Cô ấy luôn đi tập thể dục vào các ngày thứ Hai. |
- Cách nhận biết động từ qua:
- Tiền tố: –en.
- Hậu tố:à -ate, -en, -ify, -ise/-ize.
2.3. Tính từ
- Khái niệm: Tính từ (Adjective) diễn tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng hay một hành động nào đó.
- Cách nhận biết: Các từ có đuôi là -able/ -ible, -al, -ful, -ic, -ive, -ous, -cult, ish.
- Vị trí trong câu:
Vị trí trong câu | Ví dụ |
---|---|
Đứng trước danh từ (trong cụm danh từ). | She wore a stunning dress to the party. Cô ấy mặc một chiếc váy lộng lẫy đến buổi tiệc. |
Đứng sau động từ “to be” hoặc các động từ liên kết. | The soup smells delicious. Súp có mùi rất thơm ngon. |
Đứng sau trạng từ nhấn mạnh/ giảm nhẹ. | Lisa is really kind. Lisa thực sự rất tốt. |
2.4. Trạng từ
- Khái niệm: Trạng từ (Adverb) còn được gọi là phó từ, được dùng để cung cấp thêm thông tin về cách thức, thời gian, mức độ hoặc tần suất của hành động hoặc sự việc, bổ nghĩa cho động từ, tính từ, hạn định từ, giới từ, mệnh đề hoặc trạng từ khác trong câu.
- Dấu hiệu nhận biết: Các từ có đuôi là -ly, -wise.
- Vị trí trong câu:
Vị trí trong câu | Ví dụ |
---|---|
Đứng sau động từ thường | She sings beautifully. Cô ấy hát hay. |
Đứng trước tính từ/ trạng từ khác | She looks amazingly beautiful today. Hôm nay cô ấy trông tuyệt đẹp đến kinh ngạc. |
Tìm hiểu thêm các loại trạng từ thường gặp trong tiếng Anh:
- Trạng từ chỉ thời gian
- Trạng từ chỉ tần suất
- Trạng từ chỉ nơi chốn
- Trạng từ chỉ mức độ
2.5. Liên từ (Conjunction)
Liên từ (Conjunction words) được dùng để liên kết các mệnh đề hoặc các thành phần trong câu. Để ôn luyện chủ điểm ngữ pháp TOEFL Junior này dễ dàng hơn, bạn có thể tham khảo mẹo ghi nhớ “FANBOYS” dưới đây.
Trong đó:
FANBOYS = F – For A – And N – Nor B – But O – Or Y – Yet S – So
Các liên từ “FANBOYS” là một tập hợp gồm các từ:
Liên từ | Ví dụ |
---|---|
For (bởi vì) | Tom studied hard for his math test. Tom học chăm chỉ vì bài kiểm tra toán của anh ấy. |
So (bởi vậy) | I like ice cream, so I often eat it in the summer. Tôi thích kem, nên tôi thường ăn nó vào mùa hè. |
And (và) | Peter likes to play soccer and basketball in his free time. Peter thích chơi bóng đá và bóng rổ vào thời gian rảnh rỗi. |
Yet/ But (nhưng) | It’s raining outside, but we can still play board games indoors. Ngoài trời đang mưa, nhưng chúng ta vẫn có thể chơi trò chơi bàn cờ ở trong nhà. |
Or (hoặc) | You can choose to have pizza or pasta for dinner. Bạn có thể chọn ăn pizza hoặc pasta cho bữa tối. |
Nor (cũng không) | Neither Jane nor Sam could solve the puzzle. Jane không thể giải ra câu đố, Sam cũng không. |
2.6. Động từ khuyết thiếu
Động từ khuyết thiếu (Modal verbs) có chức năng bổ nghĩa cho động từ chính trong câu, diễn tả khả năng, sự cần thiết, cấm đoán, dự định,…
Bảng các động từ khuyết thiếu thường gặp trong tiếng Anh:
Động từ khuyết thiếu | Dịch nghĩa | Ví dụ |
---|---|---|
Can/ Could | Có thể | Sarah can swim very well. Sarah có thể bơi rất giỏi. |
May/ Might | Có thể | You may borrow this book from the library. Bạn có thể mượn quyển sách này từ thư viện. |
Must/ Have to | Phải | You must finish your homework before dinner. Bạn phải hoàn thành xong bài tập về nhà trước bữa ăn tối. |
Will/ Would/ Shall | Sẽ | We shall go to the park tomorrow. Chúng ta sẽ đi tới công viên vào ngày mai. |
Should/ Ought to | Nên | You should brush your teeth after every meal. Bạn nên đánh răng sau mỗi bữa ăn. |
2.7. Giới từ
Các giới từ (preposition) nói chung đều thể hiện mối liên hệ giữa danh từ hoặc đại từ và các thành phần khác trong câu. “In – On – At – With – About” là bộ năm phổ biến mang nhiều ý nghĩa khác nhau, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong câu.
Giới từ | Ý nghĩa | Ví dụ |
---|---|---|
In | trong | She is waiting in the car. Cô ấy đang đợi trong xe. |
On | trên | The keys are on the table. Cái chìa khóa đang ở trên bàn. |
At | ở | He is at the library. Anh ấy đang ở ở thư viện. |
With | với | Can you help me with my homework? Bạn có thể giúp tôi với bài tập về nhà được không? |
About | về | I don’t know much about physics. Tôi không biết quá nhiều về vật lý. |
2.8. Đại từ sở hữu
Đại từ sở hữu (possessive pronouns) dùng để chỉ sự sở hữu đối với người, sự vật hoặc sự việc nào đó. Loại từ này cũng được dùng để thay thế danh từ đã được đề cập đến trước đó trong câu, tránh việc lặp lại từ giữa các câu, làm cho đoạn văn trở nên gọn gàng và dễ hiểu hơn. Đại từ sở hữu thường thường đóng vai trò làm chủ ngữ, tân ngữ, đứng sau giới từ hoặc làm lời kết trong thư.
Đại từ nhân xưng | Đại từ sở hữu | Dịch nghĩa |
---|---|---|
I | My | Của tôi/ tớ |
You | Your | Của bạn |
He | His | Của anh ấy |
She | Her | Của cô ấy |
It | Its | Của nó |
We | Our | Của chúng tôi |
They | Their | Của họ |
2.9. Mạo từ
Mạo từ (Article) đứng trước danh từ, nhằm đánh dấu danh từ đó là xác định hay không xác định. Các mạo từ trong tiếng Anh gồm “a”, “an” và “the”.
Mạo từ | Cách dùng | Ví dụ |
---|---|---|
The | Chỉ đối tượng đã được xác định. | The cat is sitting on the roof. Con mèo đang ngồi ở trên mái nhà. |
a/ an | Chỉ đối tượng chung chung, chưa xác định. | I need a pen to write this letter. Tôi cần một cái bút để viết lá thư này. |
3. Ngữ pháp TOEFL Junior về sự hòa hợp chủ ngữ động từ
Chủ điểm ngữ pháp TOEFL Junior tiếp theo mà bạn cần nắm vững để làm tốt bài thi là sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ. Xuất hiện thường xuyên trong mọi bài kiểm ra nhưng đây lại là chủ điểm dễ bị mất điểm “oan” nhất. Sự hòa hợp giữa chủ ngữ động từ được hiểu nôm na là sự biến đổi của động từ tùy theo tính chất của chủ ngữ, bao gồm các trường hợp như: đếm được/không đếm được và số ít/số nhiều.
Các trường hợp hòa hợp chủ ngữ động từ | Ví dụ |
---|---|
Chủ ngữ số ít phù hợp với động từ số ít | The cat sleeps in the window. Con mèo đang ngủ trên cửa sổ. |
Chủ ngữ số nhiều phù hợp với động từ số nhiều | The birds sing loudly in the morning. Những con chim hót rất lớn vào buổi sáng. |
Khi chủ ngữ là danh từ đếm được, động từ phải phù hợp với số lượng của danh từ | Five students are studying for the exam. Năm học sinh đang học bài cho kì thi tới. |
Khi chủ ngữ là danh từ không đếm được, động từ thường ở dạng số ít | Happiness is important for a healthy life. Hạnh phúc là điều quan trọng cho một cuộc sống khỏe mạnh. |
Nếu có nhiều chủ ngữ, động từ thường chia theo chủ ngữ gần nhất | Neither the teacher nor the students want to be late. Không chỉ cô giáo mà cả học sinh cũng đều không muốn đến muộn. |
4. Câu bị động
Câu bị động (Passive Voice) là câu mà trong đó đối tượng của hành động trở thành chủ thể của câu. Trong câu này, người hoặc vật thực hiện hành động không nhất thiết phải được nêu rõ hoặc có thể được nêu qua một cụm giới từ “by”.
Cấu trúc tổng quát:
be + quá khứ phân từ (V-ed/ 3)
*Lưu ý: Trong một vài những tình huống giao tiếp thường ngày thì “be” có thể được thay thế bằng từ “get”.
Ví dụ về câu bị động:
Loại câu bị động | Ví dụ |
---|---|
Câu bị động ở thì hiện tại đơn | The letter is written by Tom. Lá thư được viết bởi Tom. |
Câu bị động ở thì quá khứ đơn | The house was built in 2005. Ngôi nhà được xây vào năm 2005. |
Câu bị động ở thì hiện tại tiếp diễn | The car is being repaired. Chiếc xe ô tô đang được sửa chữa. |
Câu bị động ở thì quá khứ tiếp diễn | The book was being read when she entered the room. Cuốn sách đang được đọc khi cô ấy bước vào phòng. |
Câu bị động ở thì hiện tại hoàn thành | The job has been completed. Công việc đã được hoàn thành. |
Câu bị động ở thì quá khứ hoàn thành | The key had been misplaced before I found them. Chìa khóa đã bị đánh rơi trước khi tôi tìm thấy nó. |
Câu bị động ở thì tương lai đơn | The cake will be baked by Anna. Chiếc bánh sẽ được Anna nướng. |
5. Mệnh đề quan hệ
Mệnh đề quan hệ (Relative Clause), hay còn được gọi là mệnh đề tính ngữ, được dùng để bổ nghĩa cho danh từ hoặc cụm danh từ đứng trước đó.
Cấu trúc mệnh đề quan hệ:
S + (Đại từ quan hệ + S + V + O) + V + O
S + (Đại từ quan hệ/Tính từ quan hệ + V + O) + V + O
Đại từ quan hệ | Trạng từ quan hệ |
---|---|
Who (người mà/ mà) Whom (người mà/ mà) Whose (của người mà) Which (cái mà/ mà)That (mà) | When (lúc mà) Where (nơi mà) Why (vì) |
Hai loại mệnh đề quan hệ chính trong tiếng Anh gồm:
Mệnh đề | Công dụng | Ví dụ |
---|---|---|
Mệnh đề quan hệ xác định | Cung cấp thông tin quan trọng nhất để xác định rõ đối tượng hoặc sự việc đang được thảo luận. | The book that I bought yesterday is very interesting. Cuốn sách mà tôi đã mua hôm qua rất thú vị. => Nếu thiếu mệnh đề này, đối tượng “The book” sẽ không được xác định rõ ràng và trở nên mơ hồ. |
Mệnh đề quan hệ không xác định | Cung cấp thông tin bổ sung về đối tượng được đề cập. | I saw a cat that was chasing a mouse. Tôi thấy một con mèo đang đuổi theo một con chuột. => Ngay cả khi không có mệnh đề này, người đọc vẫn có thể hiểu rõ đối tượng được nhắc đến. |
6. Các cấu trúc câu khác trong ngữ pháp TOEFL Junior
Chủ điểm ngữ pháp TOEFL Junior tiếp theo mà bạn cần ghi nhớ đó là các cấu trúc câu thông dụng. Sau đây, FLYER sẽ tổng hợp các cấu trúc này, giúp bạn dễ hiểu hơn.
Các cấu trúc câu | Ví dụ |
---|---|
As soon as (ngay khi) | As soon as the rain stops, we will go for a walk. Ngay khi mưa ngừng, chúng ta sẽ đi dạo. |
The/a number of (một vài những – một vài) | The teacher asked a number of questions during the class. Giáo viên đã đặt một số câu hỏi trong lớp học. The number of students in the class is increasing. Số lượng học sinh trong lớp đang tăng lên. |
Not only…but also (không những…mà còn) | Not only does she speak Spanish, but she also speaks French. Không những biết nói tiếng Tây Ban Nha, mà cô ấy còn biết nói tiếng Pháp. |
Neither…nor (không…cũng không) | Neither Tom nor his sister likes spicy food. Không chỉ Tom mà chị gái anh ấy cũng không thích đồ ăn cay. |
Either…or (hoặc…hoặc) | You can either take the bus or walk to the station. Bạn có thể đi bằng xe buýt hoặc đi bộ đến trạm. |
So…that (vậy nên) | The music was so loud that I couldn’t sleep. Âm nhạc quá lớn vậy nên tôi không thể ngủ được. |
Both…and (cả hai đều) | Both the cat and the dog are sleeping. Cả con mèo và con chó đều đang ngủ. |
7. Bài tập ôn luyện ngữ pháp TOEFL Junior
Bài luyện tập tổng hợp ngữ pháp TOEFL Junior
Sau khi đã nắm vững các chủ điểm ngữ pháp TOEFL Junior, đây là lúc các bạn có thể “bắt tay” vào thử sức với các dạng bài tập tổng hợp. Làm các bài tập sau khi học xong lý thuyết sẽ có thể giúp các bạn ghi nhớ lại từng kiến thức đã học lâu hơn và quen thuộc với mỗi dạng bài.
Tổng hợp trọn bộ ngữ pháp TOEFL Junior :
Tổng kết
Để chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi, việc nắm vững các chủ điểm kiến thức ngữ pháp TOEFL Junior là vô cùng cần thiết. Trên đây, FLYER đã tổng hợp 8 chủ điểm ngữ pháp quan trọng nhất cùng các bài tập ôn luyện. Cuối cùng, FLYER chúc bạn đạt được kết quả thật tốt trong kỳ thi sắp tới!
Ba mẹ quan tâm đến luyện thi Cambridge & TOEFL hiệu quả cho con?
Để giúp con giỏi tiếng Anh tự nhiên & đạt được số điểm cao nhất trong các kì thi Cambridge, TOEFL…. ba mẹ tham khảo ngay gói luyện thi tiếng Anh cho trẻ tại Phòng thi ảo FLYER.
✅ 1 tài khoản truy cập 1000++ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE,…
✅ Luyện cả 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết trên 1 nền tảng
✅ Giúp trẻ tiếp thu tiếng Anh tự nhiên & hiệu quả nhất với các tính năng mô phỏng game như thách đấu bạn bè, bảng xếp hạng, games luyện từ vựng, bài luyện tập ngắn,…
Trải nghiệm phương pháp luyện thi tiếng Anh khác biệt chỉ với chưa đến 1,000 VNĐ/ ngày!
DD
Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ FLYER qua hotline 035.866.2975 hoặc 033.843.1068
Xem thêm: