Học tiếng Anh là một hành trình dài, đòi hỏi các bạn học sinh phải chăm chỉ tích lũy một lượng từ vựng và ngữ pháp nhất định. Để có thể đồng hành cùng con trên chặng hành trình đó, ba mẹ nên nắm được những chủ điểm ngữ pháp tiếng Anh tiểu học cơ bản nhất. Nhờ vậy, phụ huynh và các bạn học sinh có thể vừa học vừa chơi và ôn luyện một cách hiệu quả.
1. Phân biệt từ loại
Tiếng Anh có các loại từ chính gồm danh từ, động từ, trạng từ, tính từ và giới từ. Trong bài giới thiệu về ngữ pháp tiếng Anh tiểu học dưới đây, FLYER sẽ giới thiệu cụ thể về từng loại từ để giúp phụ huynh và các bạn học sinh có cái nhìn tổng quan.
1.1. Danh từ (Noun)
- Khái niệm: Danh từ là từ dùng để chỉ tên, định danh một người, vật, sự việc, hoặc ý tưởng nào đó.
- Vị trí trong câu:
Vị trí | Ví dụ |
Đặt ở đầu câu, giữ vai trò làm chủ ngữ | The cat is sleeping on the couch. Con mèo đang ngủ trên ghế sofa. |
Đứng sau động từ “to be” | She is a good teacher. Cô ấy là một giáo viên giỏi |
Đứng sau tính từ | She has a beautiful garden. Cô ấy có một khu vườn đẹp. |
Đứng sau giới từ (in, on, at, for…) | There is a book on the table. Có một quyển sách trên bàn. |
Đứng sau mạo từ (a, an, the), các từ chỉ số lượng (some, any, many), tính từ chỉ định (this, that, these, those) | This house is too big. Ngôi nhà này quá to. |
1.2. Động từ (Verb)
- Khái niệm: Động từ là từ dùng để thể hiện hành động, trạng thái hoặc sự thay đổi diễn ra.
- Vị trí trong câu: Thường được đặt ở đầu hoặc giữa câu.
Ví dụ:
- She runs every morning.
Cô ấy chạy mỗi sáng.
- They are studying for their exams.
Họ đang học cho kì thi của họ.
- He cooked dinner for his family.
Anh ấy nấu bữa tối cho gia đình.
1.3. Trạng từ (Adverb)
- Khái niệm: Trạng từ là từ dùng để mô tả hoặc bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ hoặc trạng từ khác. Ở trong câu, trạng từ thường cung cấp thông tin về cách thức, thời gian, mức độ hoặc tần suất của hành động,sự việc.
- Vị trí trong câu: Trạng từ thường đặt sau động từ hoặc trước tính từ/ trạng từ mà nó mô tả.
Ví dụ:
- She sings beautifully.
Cô ấy hát hay.
- They arrived early for the meeting.
Họ đến sớm cho cuộc họp.
- He reads quickly.
Anh ấy đọc nhanh.
1.4. Tính từ (Adjective)
- Khái niệm: Tính từ là từ dùng để mô tả, miêu tả hoặc xác định một người, vật hoặc sự việc. Sử dụng tính từ khiến cho thông tin trong câu trở nên cụ thể và sinh động hơn.
- Vị trí trong câu: Thường được đặt trước danh từ mà nó mô tả hoặc sau động từ “to be.”
Ví dụ:
- She bought a red dress.
Cô ấy mua một cái váy đỏ.
- The large elephant is at the zoo.
Con voi to đang ở trong sở thú.
- He is a clever student.
Anh ấy là một học sinh thông minh.
Một số tính từ thông dụng trong chương trình tiếng Anh tiểu học:
1.5. Giới từ (Preposition)
- Khái niệm: Giới từ là từ dùng để thể hiện mối quan hệ không gian, thời gian hoặc cách thức giữa các thành phần trong câu. Giới từ có chức năng kết nối các từ và cụ thể hóa mối quan hệ giữa chúng.
- Vị trí trong câu: Thường đứng trước danh từ hoặc cụm danh từ.
Ví dụ:
- The book is on the table.
Cuốn sách đang ở trên bàn.
- We will meet at the park.
Chúng tôi sẽ gặp nhau tại công viên.
- She is going to the store.
Cô ấy đang đi đến cửa hàng.
2. Các thì cơ bản trong chương trình ngữ pháp tiếng Anh tiểu học
Ngoài từ loại, phụ huynh và các bạn học sinh cũng cần chú ý đến các loại thì cơ bản trong tiếng Anh để có thể diễn tả chính xác ý mà mình muốn biểu đạt. Một số thì trọng tâm của chương trình ngữ pháp tiếng Anh tiểu học là hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn, tương lai đơn.
2.1. Hiện tại đơn
Thì hiện tại đơn được sử dụng để diễn tả hành động thường xuyên xảy ra, theo thói quen, lặp đi lặp lại mang tính quy luật hoặc chân lý hiển nhiên.
Cấu trúc với động từ thường:
Dạng | Cấu trúc | Ví dụ |
Khẳng định | S + V(s/es) + O | I play soccer. Tôi chơi đá bóng. |
Phủ định | S + do/ does + not + V + O | She does not like coffee. Cô ấy không thích uống cà phê. |
Nghi vấn | Do/ Does + S + V + O? WH- + do/ does + (not) + S + V(inf) +…? | Do you like ice cream? Bạn có thích kem không? |
Dấu hiệu nhận biết: Các từ chỉ tần suất “always”, “usually”, “often”, “sometimes”, “rarely”, “never”, “every day”, “on Mondays”,… |
Chú thích:
- S (Subject): Chủ ngữ
- V (Verb): Động từ
- O (Object): Tân ngữ
- WH-: Từ để hỏi bắt đầu bằng Wh và How.
Cấu trúc với động từ “to be”:
Dạng | Cấu trúc | Ví dụ |
Khẳng định | S + am/ is/ are + … | I am a student. Tôi là một học sinh. |
Phủ định | S + am/ is/ are + not + … | She isn’t at home. Cô ấy không ở nhà. |
Nghi vấn | Is/ Am/ Are + (not) + S + …? WH-question + are/ is/ am + (not) + S + …? | Are you happy? Bạn có vui không? |
Bên cạnh những cấu trúc và ví dụ kể trên, ba mẹ có thể cho con học thêm về thì tương lai đơn qua video vui nhộn:
2.2. Hiện tại tiếp diễn
Thì hiện tại tiếp diễn được sử dụng để diễn tả sự việc đang diễn ra tại một thời điểm cụ thể trong hiện tại.
Dạng | Cấu trúc | Ví dụ |
Khẳng định | S + am/ is/ are + V-ing + O | She is reading a book. Cô ấy đang đọc sách. |
Phủ định | S + am/ is/ are + not + V-ing + O | I am not watching TV. Tôi không xem TV. |
Nghi vấn | Am/ Is/ Are + S + V-ing + O?WH- + is/ am/ are (not) + S + Ving + …? | Are you studying now? Hiện tại bạn đang học bài à? |
Dấu hiệu nhận biết: “Now”, “at the moment”, “right now”, “at the present”,… |
2.3. Quá khứ đơn
Thì quá khứ đơn dùng để diễn tả một sự việc, hành động đã diễn ra và kết thúc trong quá khứ.
Cấu trúc với động từ thường:
Dạng | Cấu trúc | Ví dụ |
Khẳng định | S + V(ed/2) + O | I visited Paris last year. Tôi thăm Paris năm ngoái. |
Phủ định | S + did + not + V + O | She did not like the movie. Cô ấy không thích bộ phim. |
Nghi vấn | Did + S + V + O?WH- + did+ (not) + S + V(inf) +…? | Did you finish your homework? Bạn đã hoàn thành bài tập về nhà chưa? |
Dấu hiệu nhận biết: “ago”, “yesterday”, “last night”, thời điểm cụ thể trong quá khứ,… |
Cấu trúc với động từ “to be”:
Dạng | Cấu trúc | Ví dụ |
Khẳng định | S + was/ were + O | I was at the park yesterday. Tôi đã ở công viên hôm qua. |
Phủ định | S + wasn’t/ weren’t + O | She wasn’t happy with the result. Cô ấy không hài lòng với kết quả. |
Nghi vấn | Was/ Were + S + O? WH- + were/ was (not) + S + …? | Were you at the concert last night? Bạn có ở buổi hòa nhạc tối qua không? |
Bảng cấu trúc và ví dụ thì quá khứ đơn với động từ “to be”
2.4. Tương lai đơn
Thì tương lai đơn thường được sử dụng để diễn tả các dự định, dự kiến xảy ra trong tương lai, quyết định tự phát ở thời điểm nói.
Dạng | Cấu trúc | Ví dụ |
Khẳng định | S + will + V + O | I will visit you tomorrow. Tôi sẽ thăm bạn vào ngày mai. |
Phủ định | S + will + not + V + O | She will not attend the meeting. Cô ấy sẽ không tham gia buổi gặp mặt. |
Nghi vấn | Shall/ Will + S + V + O?WH- + shall/ will + S + V + …? | Will they arrive on time? Bạn sẽ đến đúng giờ chứ? |
Dấu hiệu nhận biết: Thường kèm với các từ hoặc cụm từ như “tomorrow,” “next week,” “in two years,”… |
3. Danh từ số ít và số nhiều
Phần đầu của bài viết về ngữ pháp tiếng Anh tiểu học đã đưa ra khái niệm về danh từ. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về loại từ này, phụ huynh và các bé hãy cùng tìm hiểu cụ thể về danh từ số ít và số nhiều cũng như các quy tắc thêm “s, es” liên quan.
3.1. Danh từ số ít
Danh từ số ít (singular nouns) là những danh từ chỉ một người, sự vật, hiện tượng đếm được và thường đi kèm với những số đếm mang nghĩa là một như “a”, “an, “one”. Ví dụ: a cat (một con mèo), an apple (một quả táo), one desk (một cái bàn)…
Lưu ý: Một số danh từ có đuôi “s” ở cuối nhưng mang nghĩa trừu tượng nên là danh từ số ít. Ví dụ: news (tin tức), physics (môn vật lý), mumps (bệnh quai bị)…
3.2. Danh từ số nhiều
Danh từ số nhiều (plural nouns) là những danh từ dùng để chỉ sự vật, hiện tượng đếm được, thường có số lượng từ hai trở lên. Dấu hiệu phổ biến nhất để nhận biết danh từ số nhiều là dựa vào đuôi “s” hoặc “es” ở cuối câu. Ví dụ: 2 tables (2 cái bàn), 5 buses (5 chiếc xe buýt), 3 toys (3 món đồ chơi),…
Lưu ý: Một số danh từ trong tiếng Anh không kết thúc bằng “s” hay “es” nhưng vẫn mang nghĩa số nhiều. Ví dụ: children (những đứa trẻ), people (mọi người), police (cảnh sát),…
Ba mẹ có thể tham khảo thêm một vài danh từ số nhiều bất quy tắc qua video sau:
4. Động từ “to be”
Động từ “to be” được sử dụng để bổ nghĩa cho động từ chính trong câu. Ở chương trình ngữ pháp tiếng Anh tiểu học, các bạn học sinh cần nắm được cách dùng của động từ “to be” ở các thì cơ bản như hiện tại đơn, quá khứ đơn và tương lai đơn.
Hiện tại đơn:
Dạng | Cấu trúc | Ví dụ |
Khẳng định | S + is/ am/ are + O. | I am a student. Tôi là một học sinh. |
Phủ định | S + isn’t/ aren’t / am not + O. | He is not happy. Anh ấy không vui. |
Nghi vấn | Is/ are + S + O ? | Is she your friend? Cô ấy có phải bạn của cậu không? |
Quá khứ đơn:
Dạng | Cấu trúc | Ví dụ |
Khẳng định | S + was/ were + O. | She was a teacher. Cô ấy từng là giáo viên. |
Phủ định | S + wasn’t/ weren’t + O. | He was not in the office. Anh ấy không ở văn phòng. |
Nghi vấn | Was/ Were + S + O ? | Was she at work? Cô ấy có đi làm không? |
Cấu trúc của động từ “to be” ở thì quá khứ đơn.
Tương lai đơn:
Dạng | Cấu trúc | Ví dụ |
Khẳng định | S + will + be + O. | They will be doctors. Họ sẽ trở thành bác sĩ. |
Phủ định | S + will not/ won’t + be + O. | We will not be late. Chúng tôi sẽ không đến trễ. |
Nghi vấn | Will + S + be + O ? | Will she be a singer? Cô ấy có trở thành ca sĩ không? |
Lưu ý khi dùng động từ “to be” ở thì hiện tại đơn:
- “Am” chỉ đi với chủ ngữ là “I”. Các bạn có thể viết “I am” hoặc “I’m”.
- Is chỉ đi với ngữ ở ngôi thứ 3 số ít (She/ He/ It/ danh từ số ít).
- Are dùng cho các chủ ngữ số nhiều (You/ We / They / danh từ số nhiều) => You are hoặc You’re (tương tự cho các chủ ngữ khác).
5. “To-V” và “V-ing”
Động từ “to-V” (Infinitive): Đây là dạng cơ bản của động từ, thường bắt đầu bằng “to” (ví dụ: “to eat,” “to drink,” “to study”).
Chức năng | Ví dụ |
Làm chủ ngữ của câu | To eat vegetables every day is good for your health. Ăn rau mỗi ngày thì tốt cho sức khỏe. |
Làm tân ngữ của động từ | She planned to go to Hanoi.Cô ấy dự định đến Hà Nội. |
Hỗ trợ cho tân ngữ | The key to a healthy lifestyle is to do exercise regularly. Chìa khóa cho lối sống lành mạnh là tập thể dục thường xuyên. |
Chức năng và ví dụ của động từ “to-V”.
Động từ “V-ing” (gerund form): Đây là dạng động từ có hậu tố “-ing” (ví dụ: “eating”, “drinking,” “studying”).
Chức năng | Ví dụ |
Làm chủ ngữ trong câu | Eating is a pleasure. Ăn là một niềm vui. |
Làm tân ngữ của động từ | I enjoy swimming. Tôi thích bơi lội. |
Hỗ trợ cho tân ngữ | He is good at playing the guitar. Anh ấy giỏi chơi đàn ghi ta. |
Chức năng và ví dụ của động từ “V-ing”.
6. Động từ khuyết thiếu
Trong chương trình ngữ pháp tiếng Anh tiểu học, các bạn học sinh sẽ được làm quen với động từ khuyết thiếu “can” và “can’t”. Động từ này thường được sử dụng để diễn tả khả năng một người có thể, hoặc không thể làm gì đó.
Dưới đây là cấu trúc của động từ khuyết thiếu “can”:
Dạng | Cấu trúc | Ví dụ |
Khẳng định | S + can + V | She can speak three languages. Cô ấy có thể nói 3 thứ tiếng. |
Phủ định | S + can’t + V | She can’t come to the party tonight. Cô ấy không thể đến bữa tiệc tối nay. |
Nghi vấn | Can + S + V ? | Can you sing a song? Bạn có thể hát một bài không? |
7. Câu so sánh hơn
Cấu trúc câu so sánh hơn (comparative structure) dùng để so sánh mức độ, chất lượng hoặc số lượng giữa hai người, sự vật, sự việc. Đây là cấu trúc xuất hiện khá phổ biến trong ngữ pháp tiếng Anh tiểu học.
Cấu trúc:
Loại tính từ | Cấu trúc | Ví dụ |
Tính từ ngắn | S + be + Adj-er + than + N/ P | The cat runs faster than the dog. Con mèo chạy nhanh hơn con chó. |
Tính từ dài | S + be + more + Adj + than + N/ | She is more intelligent than her brother. Cô ấy thông minh hơn em trai cô ấy. |
Chú thích:
- Adj (Adjective): Tính từ
- N (Noun): Danh từ
- P (Pronoun): Đại từ
8. Các cấu trúc câu thường gặp trong ngữ pháp tiếng Anh tiểu học
Mẫu câu | Cấu trúc | Nghĩa tiếng Việt |
Chào hỏi | Hello! Good morning/ afternoon/ evening! | Xin chào. Chào buổi sáng/ chiều/ tối! |
Tạm biệt | Goodbye! Bye! See you later! | Tạm biệt. Đi nhé. Gặp lại sau. |
Hỏi sức khỏe | How are you? Are you feeling well? Is everything okay? | Bạn thế nào? Bạn có khỏe không? Mọi chuyện vẫn ổn chứ? |
Hỏi quê quán | Where are you from?What’s your hometown? | Bạn đến từ đâu? Quê của bạn ở đâu? |
Hỏi quốc tịch | What’s your nationality? | Quốc tịch của bạn là gì? |
Hỏi ngày tháng | What’s the date today? | Hôm nay là ngày mấy? |
Hỏi ngày sinh nhật | When is your birthday? | Sinh nhật của bạn vào khi nào? |
Hỏi hoạt động yêu thích | What do you like to do in your free time? | Bạn thích làm gì vào thời gian rảnh? |
Hỏi môn học yêu thích | What’s your favorite subject in school? | Môn học yêu thích của bạn ở trường là gì? |
9. Các mẹo học ngữ pháp tiếng Anh tiểu học hiệu quả
Học ngữ pháp tiếng Anh tiểu học sẽ thú vị và hiệu quả hơn nếu phụ huynh ứng dụng những phương pháp phù hợp, có thể vừa chơi vừa học. Dưới đây, FLYER gợi ý một số mẹo mà ba mẹ và các bạn học sinh có thể tham khảo:
- Sử dụng tranh minh họa, hình ảnh, và các tình huống thực tế để minh họa các khái niệm ngữ pháp cho bé.
- Cùng con đọc các loại sách truyện phù hợp để làm quen với ngữ pháp và từ vựng một cách tự nhiên.
- Cùng con lắng nghe các ca khúc và video tiếng Anh có lời đơn giản và dễ hiểu.
- Ôn tập trên phòng thi ảo của FLYER, làm các bài ôn luyện 5-10 phút để cùng con củng cố kỹ năng hay dạng bài còn yếu.
10. Bài tập ôn luyện ngữ pháp tiếng Anh tiểu học
Tổng kết
Bài viết trên đây đã tổng hợp các chủ điểm ngữ pháp tiếng Anh tiểu học đầy đủ, chi tiết từ lớp 1 đến lớp 5. Hy vọng với những gợi ý về phần kiến thức, bài tập cũng như cách ôn luyện của FLYER, ba mẹ sẽ dễ dàng đồng hành cùng con trên con đường làm chủ ngữ pháp tiếng Anh.