Chương trình học tiếng Anh lớp 8 có nhiều chủ điểm kiến thức sẽ xuất hiện trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10, đặc biệt về phần ngữ pháp. Trong bài viết này, FLYER sẽ giúp bạn tổng hợp lại ngữ pháp tiếng Anh lớp 8 cùng bài luyện tập theo từng chủ điểm để bạn có thể chinh phục năm học này một cách hiệu quả, thuận lợi.
1. Ngữ pháp tiếng Anh lớp 8 học kì 1
Ngữ pháp tiếng Anh lớp 8 học kì 1 cung cấp nhiều kiến thức ngữ pháp quan trọng, xuất hiện thường xuyên trong cả văn nói lẫn văn viết tiếng Anh như: cấu trúc so sánh, cách thành lập “Yes/No question” và” Wh-question”, thì tương lai đơn và câu điều kiện loại 1.
Các chủ điểm ngữ pháp tiếng Anh lớp 8 được học trong học kì 1 gồm:
1.1. Unit 1: Leisure time
“Verb of Liking and Disliking” là kiến thức ngữ pháp đầu tiên bạn sẽ được làm quen trong chương trình tiếng Anh lớp 8. Đây là các động từ dùng để thể hiện sự yêu thích hoặc không thích đối với một người hay vật nào đó. Theo sau các động từ này là động từ dạng “to V/ Ving”.
1.1.1. Verb of liking/ disliking + gerund
Trong bảng sau đây, FLYER sẽ giới thiệu đến bạn các động từ chỉ sự yêu thích/ không yêu thích đi cùng với “V-ing” phổ biến.
Động từ chỉ sự yêu thích:
Động từ | Dịch nghĩa | Ví dụ |
---|---|---|
Adore | Rất thích | Don’t you just adore lying in a hot bath? Bạn không thích nằm dài trong bồn tắm chứa đầy nước ấm à? |
Enjoy | Tận hưởng | I want to travel because I enjoy meeting people and seeing new places. Tôi muốn đi du lịch vì tôi tận hưởng cảm giác được gặp những con người mới và chiêm ngưỡng nhiều cảnh đẹp mới mẻ. |
Fancy | Thích/ muốn | I didn’t fancy swimming in that water. Tôi không muốn bơi trong làn nước ấy. |
Keen on | Thích, hứng thú | She’s keen on playing tennis. Cô ấy thích chơi tennis. |
Fond of | Rất thích | She was very fond of horses. Cô ấy rất thích những con ngựa. |
Interested in | Hứng thú | Joe is interested in going hiking. Joe yêu thích đi leo núi. |
Crazy about | Phát cuồng | I was crazy about baseball when I was seven. Tôi đã phát cuồng với bóng chày khi mới 7 tuổi. |
Động từ chỉ sự không yêu thích:
Động từ | Dịch nghĩa | Ví dụ |
---|---|---|
Don’t like | Không thích | I don’t like sitting next to him. Tôi không thích ngồi cạnh anh ấy. |
Dislike | Không thích | I dislike walking and I hate camping. Tôi không thích đi bộ và tôi ghét cắm trại. |
Detest | Ghét | I detest any kind of cruelty. Tôi rất ghét những hành vi thô lỗ. |
1.1.2. Verb of liking/ disliking + to V
*Lưu ý: Trong một số trường hợp khác, động từ chỉ sự yêu thích/ không yêu thích có thể đi cùng với cả động từ thêm “to” lẫn thêm “ing” mà không có sự thay đổi về nghĩa:
Động từ | Dịch nghĩa | to V | Ving |
---|---|---|---|
Like | Thích | He likes to spend his evenings in front of the television. Anh ấy thích xem TV vào buổi tối. | He likes spending his evenings in front of the television. Anh ấy thích xem TV vào buổi tối. |
Love | Yêu | Many people like to eat fish. Nhiều người thích ăn cá. | Many people like eating fish. Nhiều người thích ăn cá. |
Hate | Ghét | I hate to speak in public. Tôi ghét nói chuyện trước đám đông. | I hate speaking in public. Tôi ghét nói chuyện trước đám đông. |
Prefer | Thích | My sister prefers to dance. Chị tôi thích nhảy. | My sister prefers dancing. Chị tôi thích nhảy. |
1.2. Unit 2: Life in the countryside
Chủ đề “Life in the countryside” không chỉ mang đến cho bạn những từ vựng thú vị về cuộc sống miền quê mà còn cung cấp một chủ điểm ngữ pháp vô cùng quan trọng trong tiếng Anh, đó là dạng so sánh hơn của trạng từ. Tương tự tính từ, trạng từ cũng được chia thành hai loại: Trạng từ ngắn và trạng từ dài.
1.2.1. Dạng so sánh hơn của trạng từ ngắn
Trạng từ ngắn (Short adverb) là trạng từ chỉ có một âm tiết và không kết thúc bằng “ly”. Đối với các trạng từ này, bạn chỉ cần thêm “er” sẽ được dạng so sánh hơn của trạng từ. Một số trạng từ có 2 âm tiết và tận cùng là “-y” vẫn được xem là trạng từ ngắn. Trong trường hợp này, để chuyển về dạng so sánh hơn, bạn sẽ bỏ “-y” và thêm “-ier” vào.
Cấu trúc so sánh hơn với trạng từ ngắn:
S + V + adv + er + than + noun/pronoun/clause
Ví dụ:
Sue usually wakes up earlier on Monday.
Sue thường dậy sớm hơn vào thứ hai.
Dưới đây là dạng so sánh hơn của một số trạng từ ngắn phổ biến:
Trạng từ | Dạng so sánh hơn |
---|---|
Hard Chăm chỉ, vất vả | Harder Chăm chỉ hơn |
Fast nhanh | Fasters Nhanh hơn |
Near Gần | Nearer Gần hơn |
Far Xa | Further Xa hơn |
1.2.2. Dạng so sánh hơn của trạng từ dài
Trạng từ dài là trạng từ có từ hai âm tiết trở lên và có tận cùng là “ly”. Giống như tính từ dài, trạng từ dài cũng phải thêm “more” để tạo thành hình thức so sánh hơn.
Cấu trúc câu so sánh hơn với trạng từ dài:
S + V + more + adv + than + noun/pronoun/clause
Ví dụ:
She should drive more carefully.
Cô ấy nên lái xe một cách cẩn thận hơn.
Dạng so sánh hơn của một số trạng từ dài phổ biến:
Trạng từ | Dạng so sánh hơn |
---|---|
Quickly Một cánh nhanh chóng | More quickly Một cách nhanh hơn |
Interestingly Một cách thú vị | More interestingly Một cách thú vị hơn |
Tiredly Một cách mệt mỏi | More tiredly Một cách mệt mỏi hơn |
*Lưu ý: Không phải bất kỳ trạng từ nào khi chuyển về dạng so sánh cũng tuân theo cấu trúc trên. Dưới đây là một số trường hợp đặc biệt mà bạn cần lưu ý để hạn chế sai sót:
Trạng từ | So sánh hơn |
---|---|
Well Tốt, giỏi | Better Giỏi hơn |
Badly Tồi tệ, xấu | Worse Tệ hơn |
Much Nhiều | More Nhiều hơn |
Little Ít | Less Ít hơn |
Far Xa | Farther/Further Xa hơn |
Luyện tập: Hoàn thành câu bằng dạng so sánh đúng của trạng từ trong ngoặc
1.3. Unit 3: Teenagers
Ở Unit 3, bạn cần nắm vững cách thành lập một câu hoàn chỉnh, cụ thể là câu đơn và câu ghép.
1.3.1. Câu đơn
Trong tiếng Anh, câu đơn (Simple sentences) là một mệnh đề độc lập, được tạo nên bởi một cặp chủ ngữ, động từ để tạo thành ý nghĩa hoàn chỉnh.
Cấu trúc câu đơn:
S + V …
Ví dụ:
- She smiles.
Cô ấy cười.
- He dances in the bedroom.
Anh ấy nhảy trong phòng ngủ.
- My brother rides a car.
Anh ấy lái một chiếc xe.
1.3.2. Câu ghép
Câu ghép (Compound sentences) là dạng câu được hình thành bởi từ 2 mệnh đề độc lập trở lên. Giữa các mệnh đề này được liên kết với nhau bởi các từ nối như liên từ, trạng từ hoặc dấu chấm phẩy.
Ví dụ:
I can not call him, so I will go to his office.
Tôi không thể gọi điện cho anh ấy nên tôi sẽ đến phòng làm việc của anh ấy.
Cách thành lập câu ghép:
- Cách 1: Sử dụng liên từ nối
Liên từ | Ví dụ câu ghép |
---|---|
Because (Bởi vì) But (Nhưng) Or (Hoặc) So (Vì vậy) And (Và) Nor (Cũng không) | She couldn’t talk because she was coughing. Cô ấy không thể nói chuyện vì bị ho. She’s very hard-working but not very imaginative. Cô ấy làm việc rất chăm chỉ nhưng không sáng tạo. Are the photos in color or black and white? Những bức ảnh đó có màu hay trắng đen? It was raining so I came home. Trời đang mưa nên tôi về nhà. My brother and I like reading books. Anh trai tôi và tôi thích đọc sách. We can neither change nor improve it. Chúng ta không thể thay đổi cũng như cải thiện nó. |
- Cách 2: Sử dụng trạng từ nối
Trạng từ | Ví dụ câu ghép |
---|---|
Although (Mặc dù) | Although I am hungry, I never seem to be able to finish off a whole pizza. Mặc dù đói bụng, tôi vẫn không thể ăn hết cả cái pizza. |
Similarly (Tương tự) | The children were similarly dressed. Bọn trẻ cũng ăn mặc giống nhau. |
Especially (Đặc biệt) | I chose this especially for your new house. Tôi đặc biệt chọn nó cho ngôi nhà mới của bạn. |
In fact (Sự thật là) | He was in fact near death by the time they reached him. Sự thật là anh ấy đang cận kề cái chết vào lúc họ tiếp cận anh ấy. |
Furthermore (Thêm nữa) | The house is beautiful. Furthermore, it’s in a great location. Ngôi nhà rất đẹp, hơn nữa lại còn nằm ở vị trí thuận lợi. |
Otherwise (Ngoài ra) | I’d better write it down, otherwise I’ll forget it. Tốt nhất là tôi nên viết nó ra, nếu không tôi sẽ quên mất. |
Moreover (Hơn nữa) | It was a good car and, moreover, the price was quite reasonable. Đó là một chiếc xe tốt và hơn nữa, giá cả khá hợp lý. |
Meanwhile (Trong khi đó) | Carl’s starting college in September. Meanwhile, he’s traveling around Europe. Carl bắt đầu học đại học vào tháng 9. Trong khi đó, anh ấy đang đi du lịch khắp châu Âu. |
- Cách 3: Sử dụng dấu chấm phẩy
Ví dụ:
Weekend is her favorite time; she usually goes shopping on the weekend.
Cuối tuần là khoảng thời gian yêu thích của cô ấy; cô ấy thường đi shopping vào cuối tuần.
1.4. Unit 4: Ethnic groups of Viet Nam
Với chủ đề “lối sống của các nhóm dân tộc ở Việt Nam”, bạn sẽ được học cách thành lập hai dạng câu hỏi phổ biến trong tiếng Anh: Câu hỏi “Yes/ No” và câu hỏi bắt đầu bằng “Wh-”. Ngoài ra, trong Unit này bạn còn được tìm hiểu thêm về danh từ đếm được và danh từ không đếm được.
1.4.1. Câu hỏi “Yes/No” và câu hỏi với “Wh-word”
Câu hỏi “Yes/No”: Đây là dạng câu hỏi bắt đầu bằng động từ “to be” hoặc một trợ động từ. Câu trả lời của dạng câu hỏi này thường là “Yes/ No” hoặc lặp lại câu hỏi như một sự khẳng định.
Cấu trúc câu hỏi Yes/No:
Loại câu hỏi “Yes/No” | Cấu trúc câu hỏi | Ví dụ |
---|---|---|
Với động từ “to be” | Is/Are/Am + S + Adj/N? | Are you hungry? Bạn có đói bụng không? Yes, I am/ No, I’m not. Có, tôi có đói bụng/ Không, tôi không đói. |
Với trợ động từ | Do/Does/Did/Will + S + V? | Do you enjoy reading? Bạn có thích đọc sách không? Yes, I do/No, I don’t. Có, tôi có/ Không, tôi không. |
Với động từ khuyết thiếu | Modal verb + S + verb (infinitive) + O? | May I ask you some questions about Math? Tôi có thể hỏi bạn một số vấn đề về môn Toán được không? |
Câu hỏi bắt đầu bằng “Wh-word”: Là các câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi “What, when, why, where, which, how”.
Từ để hỏi | Chức năng | Ví dụ |
---|---|---|
What Cái gì | Hỏi về sự vật, sự việc nào đó | What’s your name? Tên của bạn là gì? My name is Jenny. Tên của tôi là Jenny. |
When Khi nào | Hỏi về thời gian | When does the meeting start? Khi nào thì cuộc họp bắt đầu? In the evening. Vào buổi tối. |
Where Ở đâu | Dùng để hỏi về nơi chốn | Where do you live? Bạn sống ở đâu? I live in Ha Noi. Tôi sống ở Hà Nội. |
Why Tại sao | Dùng để hỏi lý do | Why don’t we play chess? Vì sao bạn không chơi cờ? I’m tired. Tôi mệt. |
Who Ai | Dùng để hỏi người (người là chủ ngữ) | Who is him? Anh ấy là ai. He is my brother. Anh ấy là anh tôi. |
Whose Của ai | Dùng để hỏi về sự sở hữu | Whose is this car? Cái xe này là của ai? It’s mine. Nó là của tôi. |
Which Cái nào | Dùng để hỏi về sự lựa chọn | Which is better exercise – soccer or basketball? Đâu là môn thể thao tốt hơn – bóng đá hay bóng rổ? Basketball. Bóng rổ. |
How Như thế nào | Hỏi về tính chất và cách thức | How did you go to school? Bạn đã đến trường bằng cách nào? By bus. Bằng xe bus. |
1.4.2. Danh từ đếm được và danh từ không đếm được
Danh từ đếm được (Countable noun): là các danh từ chỉ người, con vật, sự vật,… mà có thể định lượng được bằng số đếm. Ví dụ: Pen (cái bút), table (cái bàn), cat (chú mèo),…
Danh từ đếm được được chia thành 2 dạng: Danh từ đếm được số ít và danh từ đếm được số nhiều.
Danh từ đếm được | Dạng số ít | Dạng số nhiều |
---|---|---|
Cách dùng | Dùng cho các danh từ đếm được với số lượng là một, thường đi kèm với mạo từ “a”, “an. | Dùng cho các danh từ đếm được với số lượng từ hai trở lên. Danh từ số nhiều thường có đuôi “es” hoặc “s”. |
Ví dụ | I have a cat. Tôi có một con mèo. My mother bought an umbrella yesterday. Mẹ tôi mua cho tôi một cây dù vào hôm qua. | There are three rulers. Có 3 cây thước kẻ. She was quite a few years older than her husband. Cô ấy hơn chồng mình vài tuổi. Were there many cars on the road? Trên đường có nhiều xe không? |
Danh từ không đếm được (Uncountable nouns): là danh từ chỉ các đồ vật, sự vật, hiện tượng,… không thể đong đếm bằng số lượng. Danh từ không đếm được thường dùng cho các khái niệm trừu tượng như lời khuyên, môn học, vật chất ở các thể khí, lỏng,… Trái với danh từ đếm được, danh từ không đếm được không có dạng số ít hay số nhiều.
Ví dụ:
- This is the type of food that my doctor wants me to eat.
Đây là món ăn mà bác sĩ muốn tôi ăn.
- Hot soup is very comforting on a cold winter’s day.
Món súp nóng hổi thì dễ chịu trong một ngày đông lạnh giá.
1.5. Unit 5: Our customs and traditions
Unit 5: Our customs and traditions cung cấp kiến thức về một loại từ khá đặc biệt trong tiếng Anh là Zero article. Zero article (mạo từ rỗng) chỉ những trường hợp không dùng mạo từ (a, an, the) trong tiếng Anh để có thể đảm bảo độ chính xác về mặt ngữ pháp.
Các trường hợp không dùng mạo từ:
Trường hợp | Ví dụ |
---|---|
Đề cập đến các bữa ăn (breakfast, lunch, dinner) trong một ngày một cách chung chung, không có thông tin cụ thể khác. | We had lunch together. Chúng tôi ăn trưa cùng nhau. |
Đề cập đến các phương tiện liên lạc hay phương tiện di chuyển khi chúng đứng sau giới từ “by”. | Traveling by train is interesting. Du ngoạn bằng tàu hỏa thì thú vị. |
Đề cập đến các môn học hoặc các môn thể thao. | I’m studying English. Tôi đang học tiếng Anh. |
Đề cập đến các danh từ số ít chỉ các cơ sở hành chính như school (trường học), hospital (bệnh viện), university (trường đại học),… | She goes to school every day. Cô ấy đến trường mỗi ngày. |
Đề cập đến các mùa trong năm. | Winter in Russia is very dry. Mùa đông ở Nga rất khô. |
Đề cập đến các dịp đặc biệt trong năm Christmas (Giáng sinh), New Year (năm mới),… | John and his girlfriend went to New York last Christmas. John và bạn gái đã đến New York vào năm ngoái. |
1.6. Unit 6: Lifestyles
Ở Unit này, bạn cần nắm vững hai cấu trúc câu phổ biến trong tiếng Anh là thì tương lai đơn và câu điều kiện loại 1.
1.6.1. Thì tương lai đơn
Thì tương lai được dùng để chỉ những hành động, sự kiện sẽ diễn ra trong tương lai. Lưu ý rằng, các hành động này sẽ không được lên kế hoạch từ trước mà được quyết định ngay tại thời điểm nói.
Cách chia thì tương lai đơn:
Thể | Cấu trúc | Ví dụ |
---|---|---|
Khẳng định | S + will + V | I will go to school tomorrow. Tôi sẽ đến trường vào ngày mai |
Phủ định | S + will not/ won’t + V | She will not go out tonight. Tối nay cô ấy sẽ không đi ra ngoài. |
Nghi vấn | Will/Shall + S + V? | Will you go to the market? Bạn sẽ đi chợ chứ? |
Luyện tập:
Xem thêm: Thì hiện tại đơn (present simple) – Cấu trúc, cách dùng và dấu hiệu nhật biết chi tiết nhất
1.6.2. Câu điều kiện loại 1
Câu điều kiện (Conditional Sentence) thường được dùng với mục đích nêu ra giả thiết khi một sự việc nào đó xảy ra hoặc không xảy ra sẽ dẫn đến một kết quả nào đó. Câu điều kiện thường là một câu phức, bao gồm 2 mệnh đề:
- Mệnh đề “If”: Nếu giả thiết về một sự việc nào đó có thể xảy ra hoặc không xảy ra.
- Mệnh đề chính: Diễn tả kết quả kéo theo.
Cấu trúc: Cấu trúc câu điều kiện loại 1
Mệnh đề “If” | Mệnh đề chính | Ví dụ |
---|---|---|
If + S+ V(-s/es) +… | S+ will/can/may… + V +… | If the phone rings, you should accept. Nếu điện thoại reo, bạn nên nghe đi. |
If + S + tobe not /don’t/doesn’t + V +… | S2 + will/can/may… + V + … | If you don’t know her address, I can tell you. Nếu bạn không biết địa chỉ của cô ấy, tôi có thể cho bạn biết. |
2. Ngữ pháp tiếng Anh lớp 8 học kì 2
Tiếp nối học kỳ 1, ngữ pháp tiếng Anh lớp 8 học kỳ 2 là sự mở rộng kiến thức của các năm học trước. Tuy nhiên, khối lượng kiến thức trong học kỳ này tương đối nặng. Chính vì thế, bạn nên thường xuyên làm bài tập để củng cố kiến thức ở trường, lớp.
2.1. Unit 7: Environmental protection
Câu phức với mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian là kiến thức ngữ mà pháp bạn sẽ được học trong Unit 7: Environmental protection. Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian là mệnh đề phụ dùng để chỉ thời điểm diễn ra một sự việc, hiện tượng nào đó, kết nối với mệnh đề chính bằng các liên từ chỉ thời gian như: Before (trước khi), after (sau khi), when (khi), while (trong khi), until (cho đến khi), as soon as (ngay khi),…
Ví dụ:
- After the rain stopped, we went outside to enjoy the fresh air.
Sau khi tạnh mưa, chúng tôi đi ra ngoài để tận hưởng không khí trong lành.
- He’ll wait here until she comes back.
Anh ấy sẽ chờ cho đến khi cô ấy quay lại.
Một số liên từ chỉ thời gian phổ biến:
Liên từ | Dịch nghĩa | Ví dụ |
---|---|---|
When | Khi | When we were in New York, we saw several plays. Khi ở New York, chúng tôi đã xem một vài vở kịch. When he was doing his listening practice test, his computer suddenly shut down by itself. Khi anh ấy đang luyện nghe tiếng Anh, máy tính của anh ấy đột nhiên tắt nguồn. |
While | Khi, trong lúc | While I was writing my essay, my roommates were sleeping. Khi tôi đang viết bài luận, bạn cùng phòng của tôi đang ngủ. |
Before | Trước khi | Before we went to Mike’s house, we had contacted him. Trước khi đến nhà của Mike, chúng tôi đã liên lạc với anh ấy. |
After | Sau khi | After he failed several driving tests, he now gives up on getting a driving license. Sau vài lần thi rớt, anh ấy đã từ bỏ việc lấy giấy phép lái xe. |
Until | Cho đến khi | The people attending the party didn’t go home until late at night. Những người tham gia tiệc không về nhà cho đến tối muộn. |
Since | Kể từ khi | She has moved to the city since I went there. Cô ấy đã chuyển đến thành phố kể từ khi tôi đến đây. |
2.2. Unit 8: Shopping
Trạng từ chỉ tần suất và thì hiện tại đơn mang ý nghĩa tương lai là các kiến thức bạn sẽ được làm quen trong Unit 8: Shopping.
2.2.1. Trạng từ chỉ tần suất
Trong tiếng Anh, trạng từ chỉ tần suất (Adverb of frequency) được dùng để diễn tả mức độ thường xuyên của một sự việc, hiện tượng, hành động. Một số động từ chỉ tần suất phổ biến: Always (luôn luôn), sometime (thỉnh thoảng), never (không bao giờ),…
Trạng từ chỉ tần suất thường đứng ở 4 vị trí: trước động từ thường, sau động từ to be, sau động từ khuyết thiếu và sau trợ động từ.
Vị trí của trạng từ chỉ tần suất:
Vị trí | Ví dụ |
---|---|
Trước động từ thường | I never drink a cup of coffee in the morning. Tôi không bao giờ uống một cốc cà phê vào buổi sáng. |
Sau động từ “to be” | Some of my colleagues are always late. Một vài người đồng nghiệp của tôi lúc nào cũng đi trễ. |
Sau động từ khuyết thiếu | I could hardly believe my eyes. Tôi gần như không thể tin vào mắt mình. |
Sau trợ động từ | She doesn’t usually go to work by bus. Cô ấy không thường đi làm bằng xe buýt. |
2.2.2. Thì hiện tại đơn mang nghĩa tương lai
Thì hiện tại đơn mang ý nghĩa tương lai (Present simple for future events) được dùng để nói về thời gian biểu, lịch trình (đối với các phương tiện giao thông công cộng hay lịch chiếu phim).
Ví dụ:
The football match starts at 5 p.m.
Trận bóng sẽ bắt đầu lúc 5 giờ chiều.
=> Trong câu này thì hiện tại đơn mang nghĩa tương lai bởi đây là lịch trình đã được
*Lưu ý: Chỉ một số động từ sau được chia ở thì hiện tại đơn để nói về lịch trình, thời gian biểu trong tương lai:
- Arrive (Đến)
- Be (Thì, là, ở)
- Have (Có)
- Leave (Rời khỏi)
- Open (Mở)
- Retire (Nghỉ hưu)
- Return (Trở lại)
- Rise (Đưa lên)
- Start (Bắt đầu)
- Visit (Thăm, viếng)
2.3. Unit 9: Natural Disasters
Ngữ pháp tiếng Anh lớp 8 Unit 9: Natural Disasters chủ yếu tập trung vào hướng dẫn cách sử dụng thì quá khứ tiếp diễn. Theo đó, thì quá khứ tiếp diễn dùng để:
- Nói về một hành động, sự việc diễn ra tại một thời điểm xác định trong quá khứ.
- Diễn tả 2 hành động, sự việc diễn ra cùng một lúc trong quá khứ.
- Diễn tả hành động, sự việc lặp đi lặp lại ở quá khứ, gây khó chịu hay bất tiện cho người khác.
- Diễn tả một hành động trong quá khứ đang diễn ra thì có hành động khác xen vào.
Thể | Cấu trúc | Ví dụ |
---|---|---|
Khẳng định | S + was/were + V-ing | I was going out when he arrived. Tôi đang ở ngoài trong khi anh ấy trở lại. |
Phủ định | S + wasn’t/ weren’t + V-ing | She wasn’t working when her boss came yesterday. Cô ta đang không làm việc khi sếp của cô ta trở lại vào ngày hôm qua. |
Nghi vấn | Yes/No question: Was/ Were + S + V-ing? Wh-question: Wh- + was/ were + S + V-ing? | Was she going to the market at 6 pm yesterday? Có phải cô ấy đi chợ vào lúc 6 giờ chiều hôm qua không? Where was he learning at 8 pm yesterday? 8 giờ tối qua anh ta đang học ở đâu vậy? |
2.4. Unit 10: Communication in the future
Đến với Unit 10: Communication in the future, bạn sẽ được tìm hiểu về giới từ chỉ thời gian và nơi chốn. Bên cạnh đó, chương trình học còn mang đến cho bạn kiến thức về đại từ sở hữu – một từ loại vô cùng phổ biến trong tiếng Anh.
2.4.1. Giới từ chỉ thời gian
Giới từ chỉ thời gian (Preposition of time) cung cấp thông tin về thời gian mà hành động, sự kiện diễn ra.
Ví dụ:
In the summer, people often go swimming.
Vào mùa hè, mọi người thường đi bơi.
Trong chương trình học ngữ pháp tiếng Anh lớp 8, có 3 giới từ chỉ thời gian được sử dụng rộng rãi là “in”, “on” và “at”. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người chưa biết cách sử dụng hoặc sử dụng nhầm lẫn giữa 3 giới từ này. FLYER sẽ bật mí chi tiết cách dùng “in”, “on”, “at” cũng như ví dụ đi kèm dễ hiểu trong bảng sau đây:
Giới từ | Cách dùng | Ví dụ |
---|---|---|
In | Nói về các buổi trong ngày. Khoảng thời gian: năm, tháng cụ thể. Các mùa trong năm. Thế kỷ, thập kỷ. | She goes to school in the morning. Cô ấy đến trường vào buổi sáng. The weather is hot in the summer. Thời tiết nóng vào mùa hè. I was born in August. Tôi sinh ra vào tháng 8. |
On | Dùng với các thứ trong tuần. Ngày/ thứ cụ thể. Những ngày lễ có chứa từ “Day” | We often go to the library on Thursdays. Chúng tôi thường đến thư viện vào thứ Năm. My birthday is on 16 July. Sinh nhật tôi là vào ngày 16 tháng 7. We’re going to a party on New Year’s Eve. Chúng tôi sẽ tham gia tiệc vào đêm giao thừa. |
At | Dùng với một buổi cụ thể trong ngày. Thời gian cụ thể. Giai đoạn/ thời gian cụ thể. Giai đoạn trong cuộc đời. | School starts at 7 am. Trường học bắt đầu vào lúc 7 giờ sáng. I like to go for walks at night. Tôi thích đi dạo vào ban đêm. I’m working at the moment. Hiện tại tôi đang làm việc. He started his first job at the age of 20. Anh ấy có công việc đầu tiên vào tuổi 20. |
2.4.2. Giới từ chỉ nơi chốn
Giới từ chỉ nơi chốn (Preposition of place) thực hiện chức năng cung cấp thông tin về vị trí của một sự vật, hiện tượng được nhắc đến. Các giới từ này thường phối hợp trực tiếp với danh từ chỉ nơi chốn.
Ví dụ:
I live in the countryside.
Tôi sống ở miền quê.
Một số giới từ chỉ nơi chốn phổ biến:
Giới từ | Dịch nghĩa | Ví dụ |
---|---|---|
In | Ở trong | My mom is in the kitchen. Mẹ tôi đang ở trong bếp. |
On | Ở trên | There are two bananas on the table. Có 2 quả chuối trên bàn. |
At | Ở, tại | I am at the hospital to visit a friend. Tôi ở bệnh viện để thăm bạn. |
Above | Ở trên | There’s a mirror above the sink. Có một cái kính phía trên bồn rửa mặt. |
Among | Ở giữa, trong số | On the train, I was sitting between two very large men. Trên tàu lửa, tôi ngồi giữa 2 người đàn ông rất to lớn. |
Against | Tựa vào | Why don’t we put the bed against the wall? Sao chúng ta không đặt cái giường tựa vào tường? |
Across | Băng qua | She walked across the field. Cô ấy đi băng qua cánh đồng. |
Under | Bên dưới | They stood under a tree. Họ đứng phía dưới cái cây. |
Next to | Cạnh bên | Can I sit next to the window? Tôi có thể ngồi cạnh cửa sổ được không? |
Between | Ở giữa | There’s a parking space in front of the hotel. Có một chỗ đỗ xe đối diện khách sạn. |
Behind | Phía sau | The sun came out from behind the clouds. Mặt trời ló dạng từ phía sau những đám mây. |
Inside | Bên trong | She grabbed the bag and looked inside. Cô ấy bắt lấy cái cặp và nhìn vào bên trong. |
In front of | Đối diện | There’s parking space in front of the hotel. Có một chỗ đỗ xe đối diện khách sạn. |
Near | Gần | Is there a restaurant near here? Có nhà hàng nào gần đây không? |
Outside | Bên ngoài | It was a sunny day outside. Ngoài trời đang nắng. |
2.4.3. Đại từ sở hữu
Đại từ sở hữu (Possessive pronouns) dùng để chỉ quan hệ sở hữu của một danh từ. Chức năng của đại từ sở hữu là thay thế cho danh từ, cụm danh từ đã được nhắc đến trước đó để tránh lặp từ.
Ví dụ:
Rose was so jealous that Lisa’s dress was prettier than hers.
Rose ghen tị vì váy của Lisa đẹp hơn của cô ấy.
=> Trong câu này, đại từ sở hữu “hers” được thay thế cho cụm danh từ “Rose’s dress”.
Bảng các đại từ sở hữu trong tiếng Anh:
Đại từ | Dịch nghĩa | Ví dụ |
---|---|---|
Mine | Của tôi | Her favorite color is pink, but mine is white. Màu sắc yêu thích của cô ấy là màu hồng, nhưng của tôi là màu trắng. |
Yours | Của bạn | You cannot eat my lunch, you have yours. Bạn không thể ăn bữa trưa của tôi, bạn có của bạn rồi mà. |
Her | Của cô ấy | Can I borrow some books of hers? Tôi có thể mượn một vài cuốn sách của cô ấy không? |
His | Của anh ấy | My bow tie is red, and his is blue. Nơ cổ áo của tôi màu đỏ, và của anh ấy màu xanh dương. |
Its | Của nó | This necklace’s pendant is different from all of the others. It is made of diamond. Mặt dây chuyền này khác với tất cả những cái khác. Nó được làm bằng kim cương. |
Ours | Của chúng tôi | This car is ours. Chiếc xe này là của chúng tôi. |
Yours | Của bạn | Let’s see if Minh’s arm is longer than yours. Hãy xem cánh tay của Minh có dài hơn cánh tay của bạn không. |
Theirs | Của họ | If you don’t have a book, you can borrow theirs. Nếu bạn không có sách, bạn có thể mượn sách của họ. |
2.5. Unit 11: Science and Technology
Unit 11 mang đến cho người học kiến thức về câu tường thuật (Reported speech), cấu trúc câu được sử dụng để thuật lại lời nói, suy nghĩ của người khác. Đây là chủ điểm ngữ pháp tiếng Anh lớp 8 quan trọng bởi nó có tần suất xuất hiện cao trong các cuộc hội thoại hằng ngày.
Trong tiếng Anh, để chuyển câu trực tiếp sang câu gián tiếp bạn cần thực hiện 3 bước sau đây:
- Bước 1: Lùi thì
Một hành động có thể được sử dụng thì hiện tại trong lúc nói nhưng khi tường thuật lại, nó đã trở thành quá khứ. Chính vì thế, bạn cần lùi thì để đảm bảo tính chính xác của câu.
Cách lùi thì:
Câu trực tiếp | Câu tường thuật | Ví dụ |
---|---|---|
Thì hiện tại đơn | Thì quá khứ đơn | “I love this song”, she said. => She said that she loved that song. Cô ấy nói rằng cô ấy thích bài hát đó. |
Thì hiện tại tiếp diễn | Thì quá khứ tiếp diễn | “We are studying English”, they said. => They said that they were studying English. Họ nói rằng họ đang học tiếng Anh. |
Thì hiện tại hoàn thành | Thì quá khứ hoàn thành | “He has already eaten lunch”, she said. => She said that he had already eaten lunch. Cô ấy bảo rằng anh ấy đã ăn trưa rồi. |
Thì quá khứ đơn | Thì quá khứ hoàn thành | He told me: “They moved to New York”. => He told me that they had moved to New York. Anh ấy nói với tôi rằng họ đã chuyển đến New York. |
Thì quá khứ tiếp diễn | Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn | “She was calling her friends”, she said. => She said she had been calling her friends. Cô ấy nói rằng cô ấy đang gọi điện thoại cho bạn cô ấy. |
- Bước 2: Thay đổi đại từ
Sau khi lùi thì, ở bước tiếp theo, bạn cần đổi đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu và tính từ sở hữu sao cho phù hợp với bối cảnh của câu. FLYER đã gợi ý cách đổi trong bảng dưới đây:
Từ loại | Câu trực tiếp | Câu tường thuật |
---|---|---|
Đại từ nhân xưng chủ ngữ | I | He/ She |
You | I/ We/ They | |
We | We/ They | |
They | They | |
Đại từ nhân xưng tân ngữ | Me | Him/ Her |
You | Me/ Us/ Them | |
Us | Us/ Them | |
Tính từ sở hữu | My | His/ Her |
Your | My/ Our/ Their | |
Our | Our/ Their | |
Đại từ sở hữu | Mine | His/ Hers |
Yours | Mine/ Ours/ Theirs | |
Ours | Ours/ Theirs |
- Bước 3: Thay đổi các thông tin về thời gian, nơi chốn
Bước cuối cùng để chuyển câu trực tiếng sang câu tường thuật chính là thay đổi các thông tin về thời gian, nơi chốn. Dưới đây là cách chuyển các thông tin thời gian, nơi chốn phổ biến:
Câu trực tiếp | Câu tường thuật |
---|---|
This/ These | That/ Those |
Here | There |
There | There |
Ago | Before |
Today | That day |
Tomorrow | The day after, in two days time |
Now | Then/ At the time |
Yesterday | The day before, the previous day |
Last day | The day before |
The day before | Two day before |
This week | That week |
Last week | The week before, the previous week |
Next week | The week after, the next/following week |
Một số cấu trúc câu tường thuật phổ biến:
Dạng câu | Cấu trúc | Ví dụ |
---|---|---|
Câu tường thuật dạng câu kể | S + say(s)/said hoặc tell/told + (that) + S + V | He said, “I like my room very much”. => He said that he liked his room very much. Anh ấy nói rằng anh ấy rất thích phòng của mình. |
Câu tường thuật dạng câu mệnh lệnh khẳng định | S + told + O + to V | “Please cook a meal for me, Mary.” Mary’s husband said. => Mary’s husband told her to cook a meal for him. Chồng Mary bảo cô ấy nấu ăn cho anh ấy. |
Câu tường thuật dạng câu mệnh lệnh phủ định | S + told + O + not + to V | “Don’t eat on the bus!” the driver said. => The driver told the passengers not to eat on the bus. Tài xế bảo hành khách không ăn trên xe. |
2.6. Unit 12: Life on other planets
Nối tiếp bài học ngữ pháp tiếng Anh lớp 8 về câu tường thuật ở Unit 11, trong Unit 12, bạn sẽ được tìm hiểu câu tường thuật dưới dạng câu hỏi. Câu tường thuật dạng câu hỏi là cách truyền đạt lại câu hỏi mà ai đó đã đặt trước đó một cách gián tiếp.
Ví dụ:
“Are you upset?” he asked.
=> He asked whether I was upset.
Anh ấy hỏi rằng tôi đang buồn đúng không?
Cách chuyển câu hỏi trực tiếp sang câu tường thuật dạng câu hỏi:
- Bước 1
Để chuyển câu hỏi trực tiếp sang câu tường thuật dạng câu hỏi, bạn không dùng “told” hay “said” như ở dạng câu trần thuật mà sử dụng các động từ tường thuật như: asked (hỏi), wondered (tự hỏi, băn khoăn) hoặc wanted to know (muốn biết). Lưu ý rằng, từ để hỏi của câu gián tiếp sẽ được giữ nguyên như câu gốc.
Ví dụ:
We asked them: “Where are you going on Christmas Day?”
=> We asked them where they were going on Christmas Day
Chúng tôi hỏi họ sẽ đi đâu vào kỳ nghỉ Giáng sinh.
“Do you want to go to the bookstore, Nga?”, Lan asked.
=> Lan asked Nga if she wanted to go to the bookstore.
Lan hỏi Nga rằng cô ấy có muốn đi nhà sách không.
- Bước 2:
Ở bước này, bạn cần thay đổi vị trí của chủ ngữ trong câu. Thứ tự của câu tường thuật là “chủ từ + động từ + từ hỏi”.
Ví dụ:
Can you help me with my homework?”
=> She asked if I could help her with her homework.
Cô ấy hỏi rằng liệu tôi có thể giúp cô ấy làm bài tập.
- Bước 3:
Tương tự câu gián tiếp ở dạng câu hỏi, bạn cũng cần phải thay đổi đại từ nhân xưng, thì của động từ, tính từ sở hữu, từ chỉ thời gian và nơi chốn để phù hợp với bối cảnh câu nói. Chi tiết cách thay đổi đã được FLYER giới thiệu ở phần trên, bạn có thể tham khảo để nắm rõ hơn.
Cấu trúc câu tường thuật dạng câu hỏi:
Dạng câu hỏi | Cấu trúc câu gián tiếp | Ví dụ |
---|---|---|
Câu hỏi Yes/ No | S + asked/ wondered/ wanted to know + if/ whether + S +V… | The children asked me: “Do you have any games on your phone?” Đứa trẻ hỏi tôi: “Chú có trò chơi nào trên điện thoại của chú không?” |
Câu hỏi bắt đầu bằng “Wh-word” | S + asked/ wondered/ wanted to know + if/ whether + WH + S +V… | Tom asked me when I finished that project. Tom hỏi tôi khi nào hoàn thành dự án. |
3. Bài tập ngữ pháp tiếng Anh lớp 8 tổng hợp
4. Tổng kết
Thông qua bài viết, FLYER đã giúp bạn tổng hợp các chủ điểm ngữ pháp tiếng Anh lớp 8 cùng các bài tập đi kèm vô cùng chi tiết. Mong rằng kiến thức trên sẽ giúp bạn đạt điểm cao trong năm học này và cả kỳ thi chuyển cấp vào lớp 10. Chúc bạn học tốt!
Ba mẹ quan tâm đến luyện thi Cambridge & TOEFL hiệu quả cho con?
Để giúp con giỏi tiếng Anh tự nhiên & đạt được số điểm cao nhất trong các kì thi Cambridge, TOEFL…. ba mẹ tham khảo ngay gói luyện thi tiếng Anh cho trẻ tại Phòng thi ảo FLYER.
✅ 1 tài khoản truy cập 1000++ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE,…
✅ Luyện cả 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết trên 1 nền tảng
✅ Giúp trẻ tiếp thu tiếng Anh tự nhiên & hiệu quả nhất với các tính năng mô phỏng game như thách đấu bạn bè, bảng xếp hạng, games luyện từ vựng, bài luyện tập ngắn,…
Trải nghiệm phương pháp luyện thi tiếng Anh khác biệt chỉ với chưa đến 1,000 VNĐ/ ngày!
DD
Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ FLYER qua hotline 035.866.2975 hoặc 033.843.1068
Xem thêm: